Bất cập trong thực tiễn xét xử án hình sự về tình tiết “Đầu thú”:

Điều 4 BLTTHS 2015 quy định:
i. Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và
khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.”
Theo Công văn số 81 ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân Tối cao (Công văn 81)
giải đáp các vấn đề nghiệp vụ đã hướng dẫn:
“Đầu thú” là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được
nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo
quy định của pháp luật…
Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn
tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng
khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
cho người phạm tội.”
Như vậy sau khi người phạm tội biết rằng việc mình phạm tội không thể che giấu và
trốn tránh nên đến cơ quan công an để khai báo sự việc thì lúc này, Công an sẽ tiến
hành lập biên bản về việc người phạm tội đầu thú. Người phạm tội sẽ được hưởng
tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS.
Đây là một chính sách nhân đạo của Nhà nước trong việc áp dụng pháp luật hình sự
đối với người phạm tội, tạo điều kiện cho người phạm tội được hưởng những tình tiết
có lợi nhất. Nhưng thực tiễn xét xử cũng gặp bất cập trong việc áp dụng khi trong
cùng một vụ án, có bị cáo được áp dụng, bị cáo không được áp dụng. Ví dụ:
A và B cùng rủ nhau đi trộm cắp tài sản. A dùng xe máy chở B đi để tìm kiếm nhà
nào sơ hở thì trộm cắp. Khi đến nhà ông C, A vào nhà để trộm cắp, còn B đứng
ngoài cảnh giới. Khi bị phát hiện, A bị bắt giữ còn B trốn thoát. Vụ án được khởi tố
điều tra theo đúng trình tự. Vì B là đồng phạm trong vụ án nhưng B bỏ trốn nên cơ
quan điều tra đã mất nhiều thời gian và xác minh nhiều lần. 2 tháng sau, vì biết
không thể trốn tránh nên A đến đầu thú tại cơ quan điều tra.
Khi xét xử, ngoài những tình tiết giảm nhẹ A và B được hưởng theo nội dung vụ án
thì B còn được hưởng tình tiết giảm nhẹ là đầu thú quy định tại khoản 2 Điều 51
BLHS.
Như vậy, trong trường hợp bị cáo A có những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1
Điều 51 giống với B và có tình tiết khác quy định tại khoản 2 Điều 51 thì HĐXX
xem xét cân nhắn hình phạt theo vai trò của từng bị cáo. Nhưng trong trường hợp A

không có những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 mà B lại được
hưởng tình tiết đầu thú theo khoản 2 Điều 51 trong khi B bỏ trốn và cơ quan tố tụng
mất nhiều thời gian để xác minh, truy nã (nếu có). Như vậy khi áp dụng để cân nhắc
hình phạt thì B lại có lợi hơn A.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, từ góc độ nhìn nhận những vướng mắc trong áp
dụng tình tiết “đầu thú” như đã phân tích ở trên, cần kiến nghị Cơ quan có thẩm
quyền hướng dẫn cụ thể, thống nhất cách hiểu hai trường hợp này để làm rõ:
Hướng dẫn cụ thể như thế nào là “bị phát hiện” (ai là người phát hiện – có loại trừ
đồng phạm, bị can khác trong vụ án hoặc người thân thích không?; mức độ “phát
hiện” có phải là biết rõ hoặc có thông tin tương đối cụ thể, xác thực về căn cước, lai
lịch người phạm tội không? Nếu đã biết rõ danh tính và hành vi cụ thể mà cố tình
trốn tránh rồi mới ra trình diện thì áp ụng như thế nào so với người trình diện ngay
sau khi bị phát hiện nhằm tạo sự công bằng hơn trong việc áp dụng hình phạt đối với
trường hợp có đồng phạm..

Võ Thị Tám

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sinh hoạt chuyên đề và bài viết của Tổng Bí Thư: Nguyễn Phú Trọng

Thực hiện công văn số 09-CV/BCĐ ngày 28/7/2021 của Ban chỉ đạo 35 huyện Duy …

X