NHỮNG VƯỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG LUẬT HÒA GIẢI ĐỐI THOẠI TRÊN THỰC TIỄN

Qua thời gian thí điểm, Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án năm 2020 đã
được Quốc hội khóa XIV thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Sau một
thời gian ngắn áp dụng Luật vào thực tiễn đã phát sinh những vướng mắc, đặc
biệt là sự mâu thuẫn với Bộ luật tố tụng dân sự – bộ luật cơ bản được áp dụng để
giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án các cấp.
Về cơ bản, quy trình giải quyết đơn khởi kiện của công dân theo Luật hòa
giải đối thoại gồm 3 bước: bước tiếp nhận đơn khởi kiện, bước hòa giải của Hòa
giải viên và bước công nhận kết quả hòa giải thành của Thẩm phán được phân
công phụ trách công tác hòa giải đối thoại. (Trong bài viết này không đề cập
những trường hợp đương sự không yêu cầu hòa giải)
Bước 1: Tiếp nhận đơn khởi kiện: quy định cụ thể tại các điều từ Điều 16
đến Điều 19 LHGĐT, Thông tư số 03/2020/TT-TANDTC và các biểu mẫu tại
Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC.
Bước 2: Hoạt động hòa giải của Hòa giải viên, được quy định từ Điều 20
đến Điều 31 Luật hòa giải đối thoại.
Bước 3: Yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải, đối
thoại thành (được quy định từ Điều 32 đến Điều 35 LHGĐT); Các bên có thể đề
nghị, Viện kiểm sát có thể kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả
hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án (theo quy định tại các điều từ Điều 36
đến Điều 39 LHGĐT).
Qua quá trình áp dụng trên thực tiễn, giai đoạn yêu cầu công nhận kết quả
hòa giải thành phát sinh hiều vấn đề vướng mắc, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 32 LHGĐT thì “sau khi lập biên bản ghi nhận kết
quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên
bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự,
khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối
thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu” .
Nếu các bên đương sự có yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành và Hòa
giải viên chuyển biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án ra Quyết định công
nhận, vậy đương sự có phải làm đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành
hay không? Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án có phải
chịu lệ phí việc dân sự theo quy định không? Tòa án tiếp nhận kết quả hòa giải
thành và các tài liệu kèm theo thì có phải thụ lý việc dân sự Yêu cầu công nhận
kết quả hòa giải thành theo quy định tại Chương XXXIII Bộ luật tố tụng dân sự
không?
Có quan điểm cho rằng khi giải quyết các vụ việc dân sự, Tòa án phải áp
dụng Bộ luật tố tụng dân sự đang có hiệu lực thi hành để giải quyết vụ việc đó.
Tại khoản 2 Điều 1 Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án cũngđã quy định:  Hòa
giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý
vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao

động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; vụ án hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố
tụng hành chính. Như vậy việc hòa giải của Hòa giải viên chỉ là bước “tiền tố
tụng” để làm cơ sở cho Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Do đó công
nhận kết quả hòa giải thành của Hòa giải viên cũng là một loại việc dân sự thuộc
thẩm quyền của Tòa án, Tòa án phải làm đầy đủ thủ tục như thụ lý một việc dân
sự thông thường. Người viết đồng ý với quan điểm này bởi lẽ Tòa án không thể
ban hành một quyết định giải quyết việc dân sự khi không thụ lý yêu cầu đó.
Quan điểm này phù hợp với quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự “Tòa án
chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương
sự”.
Ngoài ra còn có quan điểm việc công nhận kết quả hòa giải thành của Hòa
giải viên là một thủ tục được thực hiện theo quy định của Luật hòa giải, đối
thoại tại Tòa án nên không áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về việc
yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành. Do đó người yêu cầu không cần làm
đơn yêu cầu, không phải nộp lệ phí việc dân sự và Tòa án chỉ cần ban hành
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành mà không phải thụ lý việc dân sự
như quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Từ những qua điểm nêu trên, người viết nhận thất rất cần thiết phải có một
hướng dẫn chung, cụ thể của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để
việc áp dụng Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thống nhất.

Người viết: Võ Thị Minh Phượng – Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thời điểm thực hiện quyền phản tố của bị đơn, những vướng mắc trong quá trình áp dụng.

1. Quy định của pháp luật: Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật tố …

X