Tháng ba, hưởng ứng tuần lễ áo dài Việt Nam.

Mỗi quốc gia có một trang phục truyền thống thể hiện bản sắc riêng của đất nước mình. Nếu như Nhật Bản có Kimono, Hàn Quốc có hanbok, Trung Quốc có sườn xám thì Việt Nam lại nổi tiếng với ào dài.

Áo dài được coi là trang phục truyền thống của người dân Việt nhưng chủ yếu dành cho phụ nữ. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt. Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hoá đầy bản sắc. Chiếc áo dài có vai trò quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam, nó dược sử dụng trong các cuộc thi sắc đẹp, trong ngày lễ hội,,,và đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” của thế giới.

Những ngày tháng 3 về, dưới cái nắng chói chang của những ngày cuối xuân, chị em phụ nữ chúng tôi lại hướng về hình ảnh của những người phụ nữ, người mẹ, người chị. Những hình ảnh quen thuộc, đậm dáng của một biểu tượng “ Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Dọc theo chiều dài lịch sử của truyền thống anh hùng hùng đó, gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam là chiếc áo dài truyền thống thân thuộc.

Áo dài đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Áo dài đã gắn liền với tâm hồn người Việt từ nghìn đời nay: “dù ở đâu, Pa-ri, Luân-đôn hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó…”. Dù thời gian có trôi đi, áo dài vẫn sẽ mãi mãi trường tồn với đất nước và con người Việt Nam.Vì vậy chúng ta cần giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa này để giữ mãi cho một biểu tượng Việt Nam.

Người viết tin bài: Võ Thị  Tám

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thời điểm thực hiện quyền phản tố của bị đơn, những vướng mắc trong quá trình áp dụng.

1. Quy định của pháp luật: Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật tố …

X