Thời điểm thực hiện quyền phản tố của bị đơn, những vướng mắc trong quá trình áp dụng.

1. Quy định của pháp luật:
Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: bị đơn có
quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu
của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghiã vụ của nguyên đơn.
Thời điểm thực hiện quyền phản tố của bị đơn được quy định: (Điều 200 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015):
– Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu
cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
– Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
2. Những vướng mắc trên thực tiễn áp dụng:
Như vậy theo quy định của pháp luật thì thời điểm bị đơn thực hiện quyền yêu
cầu phản tố là “cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản trả lời ý kiến” và ‘trước
thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”.
Hiện tại pháp luật tố tụng dân sự cũng không quy định thời điểm phải mở phiên
họp tiếp cận, công khai chứng cứ. Tuy nhiên thực tế sau khi thụ lý vụ án, nhận
được văn bản trả lời ý kiến của bị đơn và những người tham gia tố tụng khác, Tòa
án thường tiến hành mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Mục
đích của việc hòa giải là nhằm tạo điều kiện để các đương sự có thể tự nguyện thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, nếu các đương sự tự thỏa thuận được thì
không cần thiết phải thực hiện các hoạt động thu thập chứng cứ khác như xem xét
thẩm định tại chỗ, định giá, xác minh… Khi chưa thu thập đày đủ các chứng cứ thì
trên thực tế có những trường hợp bị đơn chưa xác định được quyền lợi của mình bị
xâm hại để đưa ra yêu cầu phản tố nên quy định đưa ra yêu cầu phản tố cùng với
việc trả lời ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là khó áp dụng trên
thực tế.
Từ những quy định nêu trên nên thực tế áp dụng có nhiều quan điểm không
thống nhất về việc xác định thời điểm bị đơn có quyền yêu cầu phản tố, làm ảnh
hưởng đến quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A khởi kiện yêu cầu ông Trần B phải trả lại cho ông
diện tích đất đã lấn chiếm là 15m 2 . Sau khi nhận được thông báo thụ lý, Ông B có
văn bản trả lời ý kiến. Sau khi nhận được văn bản trả lời ý kiến của ông B, Tòa án
tiến hành mở phiên họp công khai chứng cứ và hỏa giải. Do các bên không thống

nhất ý kiến về việc giải quyết vụ án nên Tòa án thực hiện xem xét, thẩm định tại
chỗ và định giá. Sau khi đo đạc, thẩm định đã xác định diện tích đất của ông A
thực tế thiếu 10m 2 so với diện tích đã được cấp trong Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Đồng thời diện tích đất của ông B thực tế thiếu 4,5m 2 và cạnh phía Đông
(tiếp giáp với ranh giới thửa đất của ông A) thiếu 1m so với sơ đồ trích đo trong
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông B có đơn yêu cầu phản tố buộc ông A
phải tháo dỡ hàng rào cạnh phía đông và trả lại cho ông diện tích đất 4,5m 2 .
Sau khi Tòa án nhận được đơn yêu cầu phản tố của bị đơn, có nhiều ý kiến
trái chiều về việc xác định thời điểm ông B có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.
Quan điểm thứ nhất:
Do yêu cầu phản tố của bị đơn thuộc trường hợp phải tiến hành hòa giải ở địa
phương. Do đó Tòa án hướng dẫn bị đơn gởi đơn đến UBND xã để tiến hành hòa
giải. Sau khi có biên bản hòa giải của UBND xã, Tòa án nhận đơn yêu cầu phản tố
của bị đơn và tiến hành thụ lý theo thủ tục chung vì những lý do sau đây:
Hiện tại pháp luật tố tụng dân sự cũng không bắt buột việc mở phiên họp tiếp
cận, công khai chứng cứ chỉ được thực hiện vào phiên hòa giải đầu tiên và cũng chỉ
quy định bị đơn có quyền yêu cầu phản tố ‘trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra
việc tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” chứ không bắt buộc phải yêu cầu
phản tố trước phiên họp công khai chứng cứ đầu tiên. Do đó, trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử, nếu Tòa án thu thập được chứng cứ mới hoặc đương sự cung cấp tài liêu,
chứng cứ mới thì Tòa án phải công khai.
Tại Công văn giải đáp một số ấn đề nghiệp vụ số 01 ngày 07.4.2017 hướng
dẫn: Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải nhiều lần thì lần hòa giải đầu tiên Tòa
án phải tiến hành theo đúng trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải quy định tại Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015. Đối với lần hòa giải tiếp theo, Tòa án chỉ tiến hành kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ khi có tài liệu, chứng cứ mới và ghi vào biên bản hòa
giải.
Như vậy sau khi tiến hành đo đạc, thẩm định và định giá, Tòa án phải tiến
hành phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ. Do đó bị đơn vẫn có quyền thực hiện
yêu cầu phản tố. Người viết thống nhất với quan điểm này bởi vì thời điểm ông B
nộp đơn yêu cầu phản tố vẫn phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 BLTTDS
năm 2015 và giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với
nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ
án được chính xác và nhanh hơn.
Quan điểm thứ 2:

Trả lại đơn yêu cầu phản tố cho bị đơn và hướng dẫn bị đơn khởi kiện bằng
một vụ án khác vì các lý do sau đây:
Cùng với việc nộp cho Tòa án văn bản trả lời ý kiến của mình đối với yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn không thực hiện quyền yêu cầu phản tố. Tại
phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ đầu tiên, bị đơn cũng không có yêu cầu
phản tố về việc buộc nguyên đơn trả lại 4,5m 2 đất. Do đó theo quy định tại khoản 1
Điều 199 và khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn thực
hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn đã hết. Do đó Tòa án không tiến hành thụ lý
mà trả lại đơn yêu cầu phản tố cho bị đơn. Bị đơn có quyền khởi kiện bằng một vụ
án dân sự khác.
Người viết thống nhất với quan điểm thứ nhất vì lý do thời điểm bị đơn thực
hiện yêu cầu phản tố không trái với quy định tại Điểu 200 BLTT DS: trước thời
điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải. Việc thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn trong cùng một vụ án sẽ giúp giải
quyết toàn diện vụ án.
Người viết: Võ Thị Minh Phượng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuyên đề: Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Thể dục, Thể thao. Sinh thời, Chủ tịch Hồ …

X