ĐÔI ĐIỀU LUẬN BÀN VỀ THỜI HẠN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Chế định thời hạn, thời hiệu là một trong chế định quan trọng trong pháp
luật dân sự và tố tụng dân sự. Nhận thức đúng và áp dụng nghiêm chỉnh, thống
nhất về thời hạn, thời hiệu và cách tính thời hạn, thời hiệu trong pháp luật dân sự
và tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc
dân sự.
1. Về thời hạn
1. Khái niệm:
Thời hạn nói chung là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm
này đến thời điểm khác. Thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định
từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do
Bộ luật tố tụng dân sự quy định.
Thời hạn tố tụng có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm
hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra.  Trong những trường hợp cụ thể (do Bộ
luật dân sự quy định hoặc do luật chuyên ngành quy định không trái với nguyên
tắc áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015) có quy định chi tiết về thời gian xác định
thời hạn theo giờ, ngày, tháng, năm tương ứng với từng loại quan hệ pháp luật,
đòi hỏi yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện
nhiệm vụ trong tố tụng dân sự phải chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất.
Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm, thì ngày đầu tiên
của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định 7 .
Ngày đầu tiên của thời hạn được gọi là ngày “được xác định” hay gọi theo cách
khác là điểm “mốc” thời gian để xác định thời hạn. Thời điểm kết thúc thời hạn
là thời điểm kết thúc của ngày cuối cùng của thời hạn (24 giờ). Nếu ngày cuối
cùng của thời hạn là ngày nghỉ (nghỉ cuối tuần, ngày lễ), thì thời hạn kết thúc
vào 24 giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Về nguyên tắc, pháp luật tố tụng dân sự chỉ quy định chung về thời hạn,
còn cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu,
kết thúc thời hạn tố tụng trong Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng theo các quy
định tương ứng .
Trong thời gian qua, việc áp dụng thời hạn, cách tính thời hạn trong quá
trình thụ lý, giải quyết các vụ án dân sự đã được pháp luật qui định, tuy nhiên
vẫn còn có cách hiểu chưa thống nhất của người tiến hành tố tụng, giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng, dẫn đến áp dụng pháp luật không thống nhất, vi phạm về
thời hạn tố tụng.
2. Thực tiễn: Hộ ông Trần Sáu thuộc diện giải tỏa trắng để xây dựng khu
nghỉ dưỡng Nam Hội An và đã được áp giá, bốc thăm vị trí nhận đất tái định cư
là lô B74-01. Hộ ông Sáu đang tiến hành làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Ngày 08/4/2019, giữa hộ ông Trần S và ông Nguyễn Minh C
đã lập Văn bản thỏa thuận với nội dung như sau: Hai bên thống nhất sau khi hộ
ông S được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ chuyển nhượng cho
ông Cường với giá 5.531.000.000 đồng. Ông Cường đã đặt cọc số tiền

380.000.000 đồng để làm cơ sở cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất khi đủ điều kiện. Tiền đặt cọc sẽ được trừ vào tiền chuyển nhượng đất. Hai
bên cũng thỏa thuận thời hạn để hộ ông S hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và ký kết hợp đồng là 03 tháng kể từ ngày ký văn bản
thỏa thuận. Khoảng 13 giờ ngày 08/7/2019; ông C đã tìm đến nhà con gái ông để
xin nhận lại tiền cọc vì lý do mẹ vợ ông C bị bệnh. Gia đình ông S không thống
nhất trả lại tiền cọc. Đến 16 giờ 59 phút, ông C ra về và có điện thoại nhắn cho
ông S tin nhắn với nội dung “Cháu vẫn quyết định mua lô đất đó. Cháu hẹn chú
trước 18 giờ ngày hôm nay qua Văn phòng công chứng Phước Sơn để làm thủ
tục”. Ông S cùng gia đình không đến để ký kết hợp đồng. Xét thấy việc ông S và
các thành viên trong hộ gia đình không thực hiện đúng cam kết là vi phạm Hợp
đồng đặt cọc. Do đó ông C khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc gia đình
ông S phải trả cho ông số tiền đã nhận là 380.000.000 đồng. Ông C không yêu
cầu phạt cọc.
Có nhiều quan điểm trái chiều về thời hạn trong vụ án nêu trên:
2.1. Quan điểm 1: Theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng đặt cọc thì
thời hạn 03 tháng kể từ ngày ký văn bản 08/4/2019. Như vậy thời hạn được tính
từ ngày 09/4/2019 và thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng
của tháng cuối cùng tức là vào lúc 24 giờ ngày 08/7/2019 (Điều 148 Bộ luật dân
sự năm 2015). Khi ông C đã rời khỏi nhà ông S và có đã nhắn tin báo ông S vào
lúc 16h59 phút cùng ngày về việc ông C vẫn muốn mua lô đất và yêu cầu ông S
đến Văn phòng công chứng P để ký Hợp đồng chuyển nhượng. Ông S thừa nhận
có nhận được điện thoại và tin nhắn của ông C nhưng đã hết giờ làm việc nên
ông S không đến. Ông Cường đã chờ đến hơn 18 giờ 30 phút (thời điểm VPCC
đóng cửa) và ròi khỏi Văn phòng công chứng. Việc ông C vẫn đồng ý nhận
chuyển nhượng thửa đất vẫn còn trong thời hạn do hai bên thỏa thuận (thời hạn
chấm dứt vào lúc 24 giờ ngày 08/7/2019) nên việc ông S không đến ký Hợp
đồng chuyển nhượng và vi phạm. Do đó Tòa án có căn cứ để chấp nhận yêuc ầu
khởi kiện của ông C.
2.2. Quan điểm 2: Trước thời điểm 16h59 phút 08/7/2019, ông C đã không
muốn tiếp tục ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi ông C đã rời
khỏi nhà ông S và có đã nhắn tin báo ông S vào lúc 16h59 phút cùng ngày về
việc ông C vẫn muốn mua lô đất và yêu cầu ông S đến Văn phòng công chứng P
để ký Hợp đồng chuyển nhượng. Thời điểm này đã hết giờ làm việc của Văn
phòng công chứng nên ông C là ngừời vi phạm hợp đồng đặt cọc. Do đó có đủ
căn cứ không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông C.
Người viết đồng ý với quan điểm thứ nhất vì các lý do sau: Khi ông C đã
rời khỏi nhà ông S và có đã nhắn tin báo ông S vào lúc 16h59 phút vẫn còn
trong thời hạn do các bên thỏa thuận (thời hạn chấm dứt vào lúc 24 giờ ngày
08/7/2019). Giờ làm việc của VPCC không phải là căn cứ để tính thời hạn trong
giao dịch dân sự.
Tại Điều 148 Bộ luật dân sự đã quy định: Kết thúc thời hạn:

3. Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc
ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn
không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ
của ngày đó.
Trên đây là quan điểm người viết đưa ra, gợi mở những suy luận, phản biện
từ bạn đọc.
Người viết: Võ Thị Minh Phượng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sinh hoạt chuyên đề và bài viết của Tổng Bí Thư: Nguyễn Phú Trọng

Thực hiện công văn số 09-CV/BCĐ ngày 28/7/2021 của Ban chỉ đạo 35 huyện Duy …

X