Lệ phí việc dân sự – quy định của pháp luật và những bất cập trên thực tiễn.

Ngày 21/12/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử
dụng án phí, lệ phí Tòa án, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
đến án phí và lệ phí Tòa án. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017,
thay thế cho Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 về án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.
Nghị quyết đã kế thừa được những quy định phù hợp của Pháp lệnh
10/2009/UBTVQH12 và các Nghị quyết hướng dẫn của Toàn án nhân dân tối cao,
tạo nhiều thuận lợi cho các cơ quan tư pháp trong quá trình áp dụng pháp luật. Cụ thể
đó là việc quy định chi tiết về mức án phí, lệ phí Tòa án; các trường hợp không phải
chịu và được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí… thể hiện rõ nét chính sách nhân
đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng có những vướng mắc, bất
cập trong thực tiễn áp dụng, cần được khắc phục. Trong phạm vi trao đổi của bài viêt
này, người viết xin đề cập đến bất cập trong việc thu lệ phí việc dân sự trong trường
hợp người yêu cầu rút đơn yêu cầu.
Tại khoản 3 Điều 18 Nghị quyết số 326 có quy định: “Trường hợp Tòa án ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu
khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự và trường
hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân
sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1
Điều 472 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo
quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì
tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp”. Như vậy trong bất kỳ giai đoạn tố
tụng nào, chỉ cần người khởi kiển rút đơn khởi kiện thì toàn bộ tiền tạm ứng án phí
được trả lại cho người khởi kiện. Điều này một phần thể hiện mong muốn của nhà lập
pháp về việc khuyến khích các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ án và rút đơn khởi kiện.
Tuy nhiên trong trường hợp người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người yêu cầu
giải quyết việc dân sự lại không được áp dụng tương tự quy định như rút đơn khởi
kiện là trả lại tiền lệ phí tòa án.
Khoản 5 Điều 18 Nghị quyết 326 quy định: Trường hợp Tòa án ra quyết định
đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 366, Điều 382,
khoản 3 Điều 388, khoản 3 Điều 392 của Bộ luật tố tụng dân sự thì tiền tạm ứng lệ
phí Tòa án đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
So sánh hai quy định trên trong cùng một Điều 18, rõ ràng chúng ta nhận thấy có
sự không công bằng cho ngừơi rút đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, trong khi đó
khi giải quyết một vụ án dân sự thường thì độ phức tạp cao hơn việc dân sự, chi phí
dành cho các vụ án dân sự đương nhiên cũng sẽ nhiều hơn việc dân sự.
Từ những bất cập nêu trên, người viết đề nghị cần thiết nên quy định trả lại tiền
tạm ứng lệ phí trong trường hợp người yêu cầu giải quyết việc dân sự rút đơn yêu
cầu.
Người viết: Võ Thị Minh Phượng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sinh hoạt chuyên đề và bài viết của Tổng Bí Thư: Nguyễn Phú Trọng

Thực hiện công văn số 09-CV/BCĐ ngày 28/7/2021 của Ban chỉ đạo 35 huyện Duy …

X